Thể hiện tinh thần trách nhiệm, nỗ lực và quyết tâm, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị để UBND tỉnh đưa vào chương trình hành động triển khai thực hiện ngay sau khi các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được ban hành. [caption id="attachment_40761" align="aligncenter" width="700"] Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình chăn nuôi vay vốn ưu đãi ở xã Hát Lừu. [/caption] Đồng chí Đỗ Long Thảo – Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: “Lãnh đạo Chi nhánh và lãnh đạo phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã đã tham gia ban chỉ đạo các CTMTQG cấp tỉnh, cấp huyện và triển khai thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Hằng năm, Chi nhánh báo cáo kế hoạch cho vay, kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách với Cơ quan Thường trực các CTMTQG kịp thời, thực hiện rà soát nhu cầu vốn các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) trên địa bàn tỉnh trình NHCSXH cấp trên giao chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách”. Quá trình tổ chức thực hiện, Chi nhánh đã chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai và kiểm tra, giám sát. Công tác phối hợp đảm bảo đồng bộ, hiệu quả từ xây dựng kế hoạch vốn cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo hàng năm và giai đoạn; xây dựng kế hoạch vốn cho vay đối với các xã thuộc danh sách xây dựng nông thôn mới hàng năm… cho đến tuyên truyền, phổ biến về các chính sách tín dụng ưu đãi tới các đối tượng thụ hưởng, nhân dân. Chi nhánh đã tập trung thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tính đến hết tháng 12/2023 đạt 4.873,7 tỷ đồng, tăng 1.591,5 tỷ đồng so với năm 2020; trong đó, nguồn vốn cân đối từ trung ương, nguồn vốn huy động tại địa phương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đều tăng. Từ nguồn lực huy động này, giai đoạn 2021 – 2023, Chi nhánh thường xuyên, chủ động rà soát nhu cầu vay vốn, trình cấp trên giao nguồn vốn, tổng hợp hồ sơ, giải ngân cho vay kịp thời đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Với nguồn vốn được giao tăng trưởng và nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, Chi nhánh đã thực hiện cho vay mới 74.652 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số cho vay 3.754 tỷ đồng. Đến hết tháng 12/2023, Chi nhánh đang triển khai trên địa bàn tỉnh 19 chương trình TDCS, tổng dư nợ các chương trình đạt 4.867,5 tỷ đồng, tăng 1.560 tỷ đồng so với năm 2020, số hộ đang còn dư nợ là 85.489 hộ. Nguồn vốn TDCS thực hiện các CTMTQG đối với các chương trình như: chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi. Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra và giám sát, chất lượng các chương trình TDCS trên địa bàn tỉnh luôn được duy trì ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1%, thấp hơn mức cho phép của Chính phủ và hầu hết khách hàng vay vốn đều chấp hành các quy định về trả nợ gốc, lãi khi đến hạn. Sử dụng nguồn vốn cho vay này, từ năm 2021 – 2023, các khách hàng vay vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, cải tạo 49.285 ha rừng, 1.099 ha cây ăn quả; mua 25.035 con trâu, bò và hơn 600.000 con giống gia súc khác; xây dựng 22.336 công trình nước sạch, 22.336 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn ở khu vực nông thôn; hỗ trợ 373 học sinh, sinh viên theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; hỗ trợ 752 hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm nhà ở; tạo thêm 11.196 việc làm mới cho người lao động… Đồng chí Đỗ Long Thảo – Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh đánh giá: “Vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp các hộ nghèo, hộ chính sách có nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Nhờ đó, đã góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, XDNTM, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, thiết thực giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Yên Bái còn 3,76% năm 2023”. Tổ chức triển khai các CTMTQG đạt hiệu quả cao, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn các chương trình TDCS; đồng thời, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn. Các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS; trong đó, đặc biệt quan tâm ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay tạo việc làm cho người lao động, thực hiện mục tiêu giảm nghèo và XDNTM. Theo Báo Yên Bái

Theo công bố của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, năm 2023 tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc trong xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) so với năm 2022 và là Top 10 địa phương có kết quả Chỉ số cải cách hành chính cao nhất.

Kết quả xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023.

Năm 2023 tỉnh Yên Bái xếp hạng 10 về chỉ số Cải cách hành chính, với kết quả 88,86%, tăng 4 bậc so với năm 2022.

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội là 3 địa phương đứng đầu năm 2023.

Đây là năm thứ 12 liên tiếp, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số PAR index của các bộ, các tỉnh, thành phố cả nước; là năm thứ 7 triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục của cơ quan hành chính tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

PAR INDEX được xác định qua 8 chỉ số thành phần gồm: Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Thông qua Chỉ số cải cách hành chính, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xác định được mục tiêu, định hướng, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cho cải cách hành chính nhà nước giai đoạn tiếp theo. Các bộ, ngành, địa phương luôn coi việc triển khai đo lường đánh giá Chỉ số cải cách hành chính là công cụ hữu ích trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, kết quả đánh giá giúp xác định rõ tồn tại, hạn chế, chỉ rõ trách nhiệm của tập thể và làm cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân trong thực thi công vụ và của tổ chức trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Không những vậy, Chỉ số cải cách hành chính cũng là công cụ có sự tác động nhất định, tạo ra những áp lực đối với các cơ quan quản lý để tạo ra sự thay đổi và cải cách.

Theo Cổng TTĐT tỉnh

 

Bài viết mới nhất: