Ngày 20/5/2024 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái đã ban hành Quy định số 51- QĐ/TU, về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái.
Quy định gồm 4 chương và 20 điều, bao gồm quy định chung; về trình tự, thủ tục đề xuất và phê duyệt đổi mới sáng tạo; về trách nhiệm của cán bộ, cơ quan trong đề xuất và thực hiện đề xuất và tổ chức thực hiện.
1.1. Phạm vi áp dụng trong hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái; Đối tượng áp dụng là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan hành chính Nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ trên địa bàn tỉnh và cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh.
1.2. Nguyên tắc thực hiện phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên, toàn diện của các cấp uỷ, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng thẩm quyền và phải được tiến hành kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch.
Phải gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đề xuất đổi mới, sáng tạo phải được cấp có thẩm quyền xem xét cho thực hiện bảo đảm không trái với quy định của Đảng, văn bản quy định pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan nhà nước cấp trên và Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.
Xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích và bảo vệ, có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 11 Quy định này.
1.3. Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được thực hiện kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định và pháp luật có liên quan. Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định.
1.4. Không được lợi dụng chính sách để bao che tham nhũng. Ngoài ra, Nghị định quy định những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ như:
– Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.
– Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.
– Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
1.5. Các điều kiện được áp dụng các hình thức khuyến khích và bảo vệ cán bộ; các yêu cầu của những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ.
Quy định nêu rõ các trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới, sáng tạo; Trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo; Hội đồng đánh giá đề xuất; các chính sách khuyến khích cán bộ; các biện pháp bảo vệ cán bộ; các biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, cá nhân và các biện pháp xử lý vi phạm.
1.6. Về trách nhiệm của cán bộ, cơ quan trong đề xuất và thực hiện đề xuất và tổ chức thực hiện.
Quy định đã nêu rõ trách nhiệm của cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo và cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đối mới, sáng tạo; Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ; Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ và theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đề xuất; quy định về đánh giá kết quả thực hiện đề xuất và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác có liên quan
Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng áp dụng Quy định này được huy động nguồn lực theo quy định của pháp luật để thực hiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo và tổ chức thực hiện đổi mới, sáng tạo.
Đức Nguyễn