Vào năm 2003 đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Kết quả thực hiện NQ. Thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị đó, Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực động viên Nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên được củng cố nội dung hoạt động, mở rộng, phong phú, thiết thực hơn. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Đảng ta đã nhận định: (1) Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới. (2) Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận Nhân dân chưa vững chắc, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều lúc, nhiều nơi không nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. (3) Các vụ khiếu kiện đông người vẫn còn nhiều, có lúc, có nơi rất gay gắt. (4) Việc tập hợp Nhân dân vào Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số… Để khắc phục, ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (sau đây gọi là Nghị quyết 23).
Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII)đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”
Ngay tên gọi của Nghị quyết đã thể hiện sự truyền cảm, hiệu triệu các tầng lớp Nhân dân cùng hướng về một mục tiêu chung, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, thấy được đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Cấu trúc của Nghị quyết gồm 4 phần: (1) Tình hình; (2) Quan điểm, mục tiêu; (3) Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; (4) Tổ chức thực hiện. Trong đó: về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, kế thừa nhiều nội dung còn nguyên giá trị của Nghị quyết 23, có bổ sung, phát triển những quan điểm của Đảng ta đã xây dựng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, cụ thể hóa nội dung về phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong các chủ trương của Đảng mới được ban hành, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Về quan điểm, mục tiêu: Nghị quyết nêu 4 quan điểm và xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, năm 2045 và giữa thế kỷ XXI.
Quan điểm 1: Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.
Quan điểm 2: Có tính hiệu triệu người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.
Quan điểm 3: Đề cao phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân”. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết tốt quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao cuộc sống của Nhân dân; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, các giai tầng xã hội và của mỗi người dân trong tiếp cận cơ hội, đóng góp cho đất nước và thụ hưởng thành quả phát triển.
Quan điểm 4: Vai trò của cả hệ thống chính trị về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm:
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
– Hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước: Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách về phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; phát huy vai trò của các giai tầng xã hội; khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc:
+ Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh về số lượng và chất lượng;
+ Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, tự chủ, tự lực, tự cường và có ý chí, khát vọng vươn lên;
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao;
+ Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng;
+ Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng cống hiến, nêu cao trách nhiệm đối với đất nước, xã hội.
+ Chăm lo xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đồng thời phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của phụ nữ;
+Tăng cường vai trò của cựu chiến binh trong giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
+ Phát huy uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình; Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, phát huy nội lực, vươn lên cùng phát triển;
+ Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền các cấp phát động;
+ Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, hoà nhập xã hội, đóng góp tích cực cho nước sở tại;
– Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
– Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
– Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân
– Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước
– Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
Cao Chiểu