Phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2050

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2050.

Ảnh minh họa

Theo đó, mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển thành phố Yên Bái; Đến năm 2030 hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính thành phố Yên Bái phù hợp với Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Yên Bái và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 24/12/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

Phát triển thành phố Yên Bái trở thành đô thị nằm hai bên sông Hồng, theo triết lý phát triển “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” và bền vững, đạt hiệu quả trong sử dụng đất đai; có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao; thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân;

Làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trên địa bàn; triển khai Kế hoạch sử dụng đất; là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.

Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái, với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 08 phường (Yên Thịnh, Yên Ninh, Minh Tân, Nguyễn Thái Học, Đồng Tâm, Hồng Hà, Nam Cường, Hợp Minh) và 06 xã (Minh Bảo, Tuy Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, Giới Phiên, Văn Phú).

Quy mô diện tích lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái, khoảng 10.682,50 ha. Thời hạn lập quy hoạch, gồm quy hoạch giai đoạn ngắn hạn đến năm 2035; quy hoạch giai đoạn dài hạn đến năm 2050.

Nhiệm vụ quy hoạch

– Quy hoạch chung thành phố Yên Bái trên cơ sở nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực…đảm bảo đồ án quy hoạch chung đô thị được phê duyệt là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cho thành phố Yên Bái;

Rà soát tổng thể về nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đã được phê duyệt, cập nhật các nội dung liên quan tại Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023;

– Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; so sánh, đối chiếu với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có); đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết;

– Xác định mục tiêu, tính chất và động lực phát triển của đô thị;

– Xác định các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng;

– Đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; quy hoạch tỉnh, quy hoạch thành phố và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (nếu có) đã được phê duyệt đến định hướng phát triển của đô thị. Dự báo các chỉ tiêu phát triển: quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị và các khu vực chức năng của đô thị;

– Định hướng phát triển không gian đô thị: hướng phát triển đô thị; xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: khu chỉnh trang, cải tạo, khu bảo tồn, khu phát triển mới, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng phát triển đối với từng khu chức năng; xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không gian chính;

– Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch;

– Thiết kế đô thị: xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị; tổ chức không gian cây xanh, mặt nước…

– Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang;

– Thực hiện lồng ghép nội dung tăng trưởng xanh; ứng phó với biến đổi khí hậu vào đồ án quy hoạch theo Thông tư số 06/2023/TT-BTNMT ngày 31/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch: cụ thể, cần xác định các ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, cộng đồng dân cư có nguy cơ chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gồm: thể chế, chính sách; công trình, phi công trình; phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức, huy động nguồn lực tài chính, hợp tác quốc tế và các giải pháp khác. Trong đó, ưu tiên giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả, bền vững; giải pháp tận dụng tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại;

– Các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường;

– Xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường; các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn, thời điểm thực hiện.

2579@ QĐPD NVQH TP Yen Bai.pdf

Theo Cổng TTĐT tỉnh

Bài viết mới nhất: