Hỏi đáp - Công tác kiểm tra
Căn cứ theo Điều 30 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng như sau:
“Điều 30. Thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng
- Trường hợp đặc biệt, đối với những vụ việc đang trong quá trình điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhận thấy đảng viên có dấu hiệu liên quan đến trách nhiệm cá nhân hoặc có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, nếu để đương chức sẽ gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận, thì ngoài việc đã đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định đình chỉ chức vụ trong Đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm; đồng thời, giao trách nhiệm cho ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy quản lý đảng viên đó chỉ đạo tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể theo thẩm quyền.
- Sau khi kết thúc điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nếu đảng viên đó vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời phải xem xét, thi hành kỷ luật về đảng. Nếu đảng viên đó không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức cách chức thì khôi phục lại chức vụ đã đình chỉ hoặc bố trí công tác khác.
- Trường hợp tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể đối với đảng viên thì thủ trưởng hoặc cấp ủy, tổ chức đảng trong cơ quan của đảng viên đó phải kịp thời thông báo (chậm nhất là 5 ngày) cho ủy ban kiểm tra cùng cấp để đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy hoặc đình chỉ chức vụ về đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm.
- Trong thời gian đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, chức vụ; cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền (tường trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm, thực hiện các nhiệm vụ được giao,…); được đề đạt ý kiến của mình nhưng không được lấy danh nghĩa tổ chức đảng hoặc danh nghĩa cấp ủy viên, danh nghĩa chức vụ đã bị đình chỉ để điều hành công việc.
- Ủy ban kiểm tra của cấp ủy kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp; giúp cấp ủy làm các thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng theo đúng quy định.”
Nguồn; Báo Pháp luật ngày 26/3/2024.
Căn cứ Điều 29 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng như sau:
“Điều 29. Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng
- Đối với tổ chức đảng
1.1. Tổ chức đảng quyết định đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng là tổ chức đảng có thẩm quyền giải tán tổ chức đó.
1.2. Khi có đủ căn cứ phải đình chỉ mà tổ chức đảng cấp dưới không đề nghị đình chỉ hoặc không đình chỉ thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên hoặc đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng. Quyết định đó được thông báo cho đảng viên, cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động và các tổ chức đảng có liên quan để chấp hành.
- Đối với đảng viên
2.1. Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.
2.2. Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố.
- Đối với cấp ủy viên
3.1. Tổ chức đảng quyết định
cấp ủy viên là tổ chức đảng có thẩm quyền cách chức cấp ủy viên đó.
3.2. Đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên do chi bộ hoặc cấp ủy cùng cấp đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu đảng viên tham gia nhiều cấp ủy thì cấp ủy phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm đề nghị, cấp ủy có thẩm quyền cách chức cấp ủy viên, khai trừ đảng viên đó quyết định.”
Nguồn; Báo Pháp luật ngày 26/3/2024.
Căn cứ Điều 28 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt đảng như sau:
“Điều 28. Trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt đảng
- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đảng viên, cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng; cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy; cấp ủy viên bị khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy nhưng vẫn được sinh hoạt đảng.
- Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.”
Theo các quy định trên thì đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.
Như vậy, đảng viên bị truy tố, tạm giam chỉ là một trong những trường hợp cụ thể để tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên.
Nguồn; Báo Pháp luật ngày 26/3/2024.
Hỏi:
Đảng viên vi phạm kỷ luật lao động, sau khi bị kỷ luật về chính quyền thì lãnh đạo đơn vị mới báo cáo, đề nghị cấp ủy xem xét, kỷ luật đảng viên theo quy định của Đảng. Tuy nhiên, tính từ khi nhận được báo cáo, đề nghị đến khi cấp ủy ra quyết định kỷ luật đảng viên, đã hơn 30 ngày làm việc. Vậy, việc cấp ủy ra quyết định kỷ luật đảng đối với đảng viên sau 30 ngày làm việc thì có bị coi là vi phạm thời hạn theo quy định của Đảng không?
Trả lời:
Tại Khoản 10, Điều 2, Quy định số 69 – QĐ/TW quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật “Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.
Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật thi hành kỷ luật, khởi tố bị can hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, người lao động là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải quyết định thi hành kỷ luật về Đảng”
Tại Hướng dẫn số 02-HD TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư quy định:
1.1.5. Sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét xử lý về kỷ luật đảng, chậm nhất 5 ngày, tổ chức đảng phải có văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị với các tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự. Chậm nhất 30 ngày, khi nhận được văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị của tổ chức đảng có thẩm quyền, các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên, nếu quá thời hạn trên phải báo cáo rõ lý do với tổ chức đảng đã chỉ đạo hoặc đề nghị.
Căn cứ quy định trên, khi tổ chức đảng nhận được thông báo của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội về cán bộ, hội viên là đảng viên vi phạm kỷ luật thì trong thời hạn 30 ngày làm việc, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng hoặc ngược lại. Quy định trên không bắt buộc trong thời hạn 30 ngày làm việc phải thực hiện xong quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đảng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 10 – 2022; số 4 – 2023
Hỏi:
Đảng viên C là đảng ủy viên đảng bộ cơ sở bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố nhưng được tại ngoại. Trong thời gian tại ngoại đảng viên C vẫn sinh hoạt đảng và sinh hoạt cấp ủy vì cho rằng chưa có quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy. Trường hợp này đúng hay sai?
Trả lời:
Tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 28, Quy định số 22-QĐ/TW quy định:
“Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
Đảng viên, cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng; cấp uỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chị sinh hoạt cấp uỷ; cấp uỷ viên bị khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ nhưng vẫn được sinh hoạt đảng”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên C bị Cơ quan điều tra khởi tố thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy. Tuy nhiên, tổ chức đảng có thẩm quyền không ra quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, vẫn để đảng viên C sinh hoạt cấp ủy là không đúng quy định. Trường hợp tổ chức đảng chưa đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thì đảng viên C vẫn được sinh hoạt cấp ủy.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 10 – 2022; số 4 – 2023
Hỏi:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 9, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021:
“Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại (trừ trường hợp có quy định khác). Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.
Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải chủ động thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó để xem xét, xử lý kỷ luật đảng. Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính, đoàn thể”.
Vậy đối với một số chức danh như Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy các cấp; Trưởng các ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức công tác trong các ban đảng, văn phòng cấp ủy… sau khi bị kỷ luật về mặt đảng thì thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính là cá nhân, tổ chức nào?
Trả lời:
Tại Điểm 5.1.1, Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư quy định:
“Sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, chậm nhất 5 ngày, tổ chức đảng phải có văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị với các tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự. Chậm nhất 30 ngày, khi nhận được văn bản chỉ đạo hoặc đề nghị của tổ chức đảng có thẩm quyền, các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên; nếu quá thời hạn trên phải báo cáo rõ lý do với tổ chức đảng đã chỉ đạo hoặc đề nghị”.
Tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định rõ thẩm quyền như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ:
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức:
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
- Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
- Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức:
- Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyển bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật,
- Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
- Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, trưởng các ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ công tác trong các ban đảng, văn phòng cấp ủy… đều là cán bộ, công chức, viên chức nên áp dụng Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy là chức danh trong Đảng nên khi bị kỷ luật về Đảng không kỷ luật về mặt hành chính. Trừ trường hợp Bí thư đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hay Phó Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp thì mới có chức vụ hành chính, mới xem xét xử lý kỷ luật về hành chính.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 10 – 2022; số 4 – 2023
Hỏi:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 52, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: “Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
- b) Vi phạm chính sách dân số”.
Tại Điểm 8.1, Khoản 8, Phần III, Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của UBKT Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW quy định:
– Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.
Như vậy, trường hợp đảng viên A sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật đảng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 20/2010 NĐ-CP, ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, có 7 trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con (chính sách dân số). Nghị định số 18/2011/NĐ-CP, ngày 17/3/2011 của Chính phủ sửa đổi khoản 6, Điều 2 Nghị định số 20/2010 NĐ-CP, ngày 8/3/2010 của Chính phủ:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận:
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Tại Khoản 2, Điều 5. Quy định số 69- QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật.
“Đối với đảng viên:
- a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ảnh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, nếu đảng viên A sinh con thứ 3 mà không nằm trong các trường hợp nêu trên thì bị coi là vi phạm chính sách dân số, sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật ở mức khiển trách.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điểm 8.1, Khoản 8, Phần III, Hướng dẫn số 05- HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW thì đảng viên sinh con thứ 3 nhưng “vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật”. Tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ từng trường hợp cụ thể, hồ sơ vụ việc và các quy định trên để xem xét, quyết định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2023
Hỏi:
Đồng chí B bị Đảng ủy Sở T thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của Đảng ủy Sở T, đồng chí B khiếu nại lên UBKT Đảng uỷ Khối, đồng thời tố cáo Đảng ủy Sở T thi hành kỷ luật đối với bản thân không khách quan, công tâm.
Vậy, đối với trường hợp này, UBKT Đảng uỷ Khối vừa quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, vừa quyết định giải quyết tố cáo đối với đảng viên B có đúng quy định không?
Trả lời:
– Tại Khoản 1, Điều 24, Quy định số 22-QĐ/TW quy định: “Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Trong qua trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quy khiếu nại xem xét, quyết định”.
– Tại Điểm 2.4, Khoản 2, Mục V, Hướng dẫn số 02-HD/TW quy định: “Đơn vừa khiếu nại, vừa tố cáo thì tổ chức đảng chỉ giải quyết nội dung khiếu nại và hướng dẫn người khiếu nại thực hiện quyền tố cáo theo quy định”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, nếu đơn khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên B có cả nội dung tố cáo thì UBKT Đảng uỷ Khối chỉ giải quyết nội dung khiếu nại theo Điểm 2.4, Khoản 2, Mục V, Hướng dẫn số 02-HD/TW và hướng dẫn đảng viên thực hiện quyền tố cáo theo quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2023
Hỏi:
Đảng viên A bị kỷ luật có đơn khiếu nại. Khi giải quyết khiếu nại, đảng viên A được tổ chức đảng có thẩm quyền phân tích, giải thích rõ nên đã tự nguyện rút đơn.
Hỏi, việc làm của tổ chức đảng có vi phạm quy định của Đảng không?
Trả lời:
– Tại Khoản 1 và 2 Điều 23, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định: “Nghiêm cấm các hành vi cản trở, không xem xét, giải quyết khiểu nại. Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật…”.
– Tại Điểm 2.5, Khoản 2, Mục V, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư quy định: “Trong quá trình giải quyết, nếu đảng viên tự nguyện xin rút đơn khiếu nại (bằng văn bản) thì tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét cho rút đơn khiếu nại và kết thúc việc giải quyết (phải lập biên bản có xác nhận của người khiếu nại)”.
Như vậy, trong các quy định trên chỉ nghiêm cấm hành vi cản trở, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Trường hợp câu hỏi nêu, khi giải quyết khiếu nại, việc tổ chức đảng có thẩm quyền phân tích, giải thích, mà đảng viên đã nhận thức rõ việc khiếu nại của mình là không phù hợp và tự nguyện rút đơn khiếu nại thì không vi phạm quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2023
Hỏi:
UBKT đảng ủy cơ sở không có cơ quan chuyên trách thì thành phần tham gia các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của UBKT đảng ủy cơ sở được quy định như thế nào? Thành viên tham gia có bắt buộc là ủy viên UBKT
hay không? Có thể sử dụng thêm các lực lượng khác không?
Trả lời:
Theo Quy định số 03-QĐ/UBKTTW, 13/12/2021 của UBKT Trung ương về tổ chức và hoạt động của đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát (UBKT các cấp căn cứ vào quy định của UBKT Trung ương để ban hành quy định của cấp mình cho phù hợp); thông thường, đoàn được thành lập có số lượng từ
3 đến 7 người do một đồng chí thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn, trong đó gồm: Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn (nếu có), thư ký đoàn và các thành viên. Trường hợp cần thiết, số lượng thành viên đoàn do thường trực ủy ban quyết định.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu thì thành phần tham gia các đoàn/tổ kiểm tra, giám sát của UBKT đảng ủy cơ sở có từ 3 đến 7 người, phải là đảng viên, trong đó có ủy viên UBKT đảng ủy cơ sở và một số không phải là ủy viên UBKT. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát để UBKT (hoặc thường trực UBKT) quyết định số lượng và thành phần tham gia đoàn/tổ kiểm tra, giám sát cho phù hợp, bảo đảm đạt kết quả. Trường hợp phải huy động thêm đảng viên là cán bộ ở các chi bộ tham gia đoàn kiểm tra, giám sát thì UBKT có văn bản đề nghị cấp ủy, chi bộ cử đảng viên tham gia đoàn kiểm tra, giám sát của UBKT.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 8,9 – 2022
Hỏi:
Đảng viên X bị tố cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ, tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn việc xuất cảnh của đảng viên X ra nước ngoài. Vậy, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh của tổ chức đảng có thẩm quyền đang giải quyết tố cáo đó có đúng quy định của Đảng không?
Trả lời:
Khoản 5, Điều 5, Quy định số 01-QĐi/TW, ngày 10/5/2018 của Bộ Chính trị về trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong công tác phòng, chống tham nhũng quy định:
“Có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, tổ chức đảng có thẩm quyền đang giải quyết tố cáo đối với đảng viên X về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ; đảng viên X phải làm việc với tổ chức đảng trong suốt quá trình xem xét, giải quyết nội dung tố cáo. Vì vậy, trường hợp câu hỏi nêu, tổ chức đảng đang giải quyết tố cáo có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với đảng viên X là đúng với quy định của Đảng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 8,9 – 2022
Hỏi:
UBKT Đảng ủy Khối kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2010- 2015. Vậy khi triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra thì triển khai đến Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2010- 2015 hay Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ hiện nay 2020-2025, hay cả hai; Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ nào viết báo cáo giải trình?
Trả lời:
Tại Điểm 4.11, Mục 4, Phần III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư quy định: “Tổ chức đảng sau khi chuyển giao, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc nhiệm kỳ, kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì người đứng đầu tổ chức đảng nhận chuyển giao, sáp nhập, chia tách, kết thúc hoạt động hoặc tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm và thực hiện các nội dung khác như nêu trên.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, UBKT Đảng ủy Khối triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra đến Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025, có sự tham gia của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015; Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025 có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung báo cáo tự kiểm tra theo đề cương gợi ý của đoàn kiểm tra, được thông qua Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015 trước khi gửi cho đoàn kiểm tra.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 8,9 – 2022
Hỏi:
Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 195-QĐ/TW, ngày 18/6/2019 về chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng.
Vậy, việc chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên có được thực hiện “cách cấp” không?
Trả lời:
Tại Điều 1, Quy định 195-QĐ/TW, ngày 18/6/2019 của Ban Bí thư về chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới quy định:
“Quy định này quy định về trách nhiệm chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới (trước hết là cấp dưới trực tiếp) thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.”
Trường hợp câu hỏi nêu, việc chỉ đạo chủ yếu thực hiện đối với cấp dưới trực tiếp; tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, xét thấy cần thiết và theo thẩm quyền, Ủy ban kiểm tra cấp trên có thể chỉ đạo “cách cấp” đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới và thông báo cho Ủy ban kiểm tra cấp dưới trực tiếp biết để phối hợp thực hiện.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 8,9 – 2022
Câu hỏi:
Đảng viên A có đơn tố cáo Đảng viên B là lãnh đạo cơ quan; qua giải quyết tố cáo UBKT xác định bản thân đồng chí A cũng có vi phạm cùng với đồng chí B.
Biết được việc này nên khi đoàn kiểm tra đang thẩm tra, xác minh; Đảng viên A đã rút đơn tố cáo. Vậy, trường hợp trên xử lý như thế nào?
Câu trả lời:
Tại Điểm 2.5, Khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư quy định:
“Người tố cáo được quyền xin rút một, một số nội dung tố cáo hoặc rút toàn bộ đơn tố cáo bằng văn bản (phải lập biên bản, ký xác nhận của người tổ cáo) trước khi tổ chức đảng giải quyết tố cáo ra kết luận”.
Tại Điểm 2.7, Khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư quy định:
“Nếu người tố cáo xin rút đơn tố cáo hoặc một số nội dung trong đơn tố cáo, nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo có cơ sở thì thực hiện nắm tình hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, Đoàn kiểm tra sau khi lập biên bản về việc người tố cáo xin rút đơn tố cáo phải báo cáo với uỷ ban kiểm tra (hoặc thường trực ủy ban) xem xét để quyết định cho kết thúc việc giải quyết tố cáo và cho chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với cả đảng viên A và đảng viên B để xem xét, xử lý theo quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 9,10 – 2022
Câu hỏi:
Đoàn kiểm tra của UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh giải quyết đơn tố cáo đồng chí A là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, Bí thư đảng ủy Sở K. Trong quá trình giải quyết, Đoàn kiểm tra đã phát hiện đồng chí A có dấu hiệu vi phạm khác nên báo cáo và được thường trực UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cho chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (nội dung này ngoài các nội dung trong đơn tố cáo). Sau đó Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh cả nội dung trong đơn tố cáo và nội dung dấu hiệu vi phạm ngoài đơn tố cáo với UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Vậy, việc làm đó của Đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo là đúng hay sai?
Câu trả lời:
Tại Tiết 2.9, Khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư quy định: “Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu phát hiện đối tượng bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đưa nội dung tố cáo thành nội dung kiểm tra vào báo cáo chung về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận; lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, Đoàn kiểm tra khi phát hiện đồng chí A có dấu hiệu vi phạm ngoài nội dung tố cáo, đã báo cáo và được thường trực UBKT Đảng ủy Khối đồng ý chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; vì vậy, Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh cả nội dung trong đơn tố cáo và nội dung dấu hiệu vi phạm ngoài đơn tố cáo với UBKT Đảng ủy Khối là đúng quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 9,10 – 2022
Câu hỏi:
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở X thuộc Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Y có văn bản hỏi UBKT Tỉnh ủy một số vấn đề nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng liên quan đến các vụ việc xảy ra ở đơn vị. Sau khi nghiên cứu, UBKT Tỉnh ủy có văn bản đề nghị UBKT Đảng ủy Sở X báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Y. Hỏi, như vậy có đúng quy định của Đảng không?
Câu trả lời:
Tại Điểm 1.3, Điều 8, Quy định số 22- QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định về quyền hạn của UBKT: “… chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”.
Tại Khoản 2, Điều 2, Quy định số 195-QĐ/TW, ngày 16/6/2019 của Ban Bí thư về chỉ đạo của UBKT cấp trên đối với UBKT cấp dưới quy định “UBKT cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với UBKT cấp dưới về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT”.
Như vậy, việc chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ đối với UBKT Đảng ủy Sở X thuộc trách nhiệm trực tiếp của UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Y. Nếu trong quá trình xem xét, chỉ đạo, hướng dẫn có vướng mắc, UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Y có văn bản đề nghị UBKT Tỉnh ủy để được hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, việc UBKT Tỉnh ủy có văn bản đề nghị UBKT Đảng ủy Sở X báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Y là đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Đảng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 9,10 – 2022
Câu hỏi:
Trong khi làm việc với Đoàn kiểm tra, đảng viên A (là đối tượng kiểm tra) dùng máy ghi âm, máy quay phim để quay hình ảnh và ghi âm. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu đảng viên A không được sử dụng các phương tiện trên thì đảng viên A nói là có quyền được sử dụng các phương tiện khi làm việc với đoàn kiểm tra. Vậy, ý kiến của đảng viên A đúng hay sai?
Câu trả lời:
Tại Khoản 6, Điều 3, Quy định số 22- QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định về quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát:
“Không để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên A khi đang được kiểm tra, giám sát ngoài việc phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát thì còn phải thực hiện các quyết định, kết luận và yêu cầu của chủ thể kiểm tra. Do vậy, đảng viên A không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra; đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên A không được dùng máy ghi âm, ghi hình trong khi làm việc để bảo mật thông tin, tài liệu là đúng quy định. Vậy, ý kiến của đảng viên A là không đúng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 9,10 – 2022
Câu hỏi:
Khoản 3, Điều 9, Quy định 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu: “Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét, xử lý theo thẩm quyền”.
Vậy cấp trên chỉ đạo tổ chức đảng nào thực hiện. Tổ chức đảng nhận chỉ đạo có được giao cho tổ chức đảng cấp dưới của mình thực hiện không hay là bắt buộc phải thực hiện?
Câu trả lời:
Từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ xem xét, thi hành kỷ luật đảng, không ít trường hợp đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới thì phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây. Tuy nhiên, khi xem xét, xử lý kỷ luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền nhận thấy:
Đối với vi phạm do thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao thì tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét xử lý được hiểu là cấp trên trực tiếp của các đảng bộ đó. Nhiệm vụ cấp trên giao là nhiệm vụ do thủ trưởng hay tổ chức đảng quản lý đảng viên giao trực tiếp nằm ngoài nhiệm vụ chuyên môn được giao hoặc nhiệm vụ do chi bộ giao thường xuyên theo quy chế làm việc hoặc theo chức trách nhiệm vụ đã quy định. Chỉ tổ chức đảng cấp trên đó mới đủ thẩm quyền thẩm tra, xác minh, xem xét vụ việc và thi hành kỷ luật nên quy định như vậy là phù hợp.
Tuy nhiên, thực tiễn có các vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ do chi bộ giao sau khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, mới bị phát hiện. Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương đã bổ sung trường hợp đối với những vi phạm đã rõ, thuộc thẩm quyền kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới thì tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay chỉ đạo tổ chức đảng quản lý đảng viên trước đây xử lý kỷ luật. Tổ chức đảng cấp dưới nhận được chỉ đạo của tổ chức đảng cấp trên căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý cán bộ, có thể giao các tổ chức đảng trực thuộc của mình thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 6 – 2022
Câu hỏi:
Ban chỉ đạo do cấp ủy lập ra thực hiện kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ và quy chế làm việc. Vậy, đây có phải là cuộc kiểm tra của cấp ủy không?
Câu trả lời:
Khoản 5, Điều 3, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu: “Chủ thể kiểm tra, giám sát gồm: Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (là chủ thể kiểm tra).
Chủ thể kiểm tra, giám sát khi thực hiện nhiệm vụ phải thẩm tra, xác minh, phân tích, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, tồn tại, vi phạm (nếu có); nguyên nhân của khuyết điểm, tồn tại, hạn chế, vi phạm (nếu có) và kết luận đối với tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, kể cả nhiệm vụ cấp trên giao”.
Điểm 2.1, Mục 2, Phần II, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu: “Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao đối với tổ chức đảng và đảng viên, kể cả các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng, tổ công tác, đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập ra theo thẩm quyền”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, Ban chỉ đạo do cấp ủy lập ra chỉ thực hiện kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy chế làm việc thì không phải chủ thể kiểm tra là cấp ủy. Do đó, việc kiểm tra của Ban chỉ đạo không phải là cuộc kiểm tra của cấp ủy.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 6 – 2022
Câu hỏi:
Điểm 5.4.6, Mục 5, Phần II, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư quy định: “Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tùy nội dung, tính chất vụ việc hoặc trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra, giám sát có thể thông qua hội nghị, hoạt động trực tuyến hoặc ủy quyền bằng văn bản để thực hiện”. Như vậy, đoàn kiểm tra, giám sát có thể ủy quyền cho tổ chức đảng nào và việc ủy quyền bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
Câu trả lời:
Xuất phát từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, dù dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội và các biện pháp cách ly đã được triển khai triệt để nhưng các đoàn kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp vẫn phải thực hiện nhiệm vụ được giao. Để tránh tiếp xúc trực tiếp theo tinh thần chống dịch, đồng thời không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn của chủ thể, đối tượng được kiểm tra, giám sát, các đoàn kiểm tra, giám sát đã làm văn bản ủy quyền cho người đứng đầu tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát (hoặc tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng kiểm tra, giám sát) triển khai quyết định, kế hoạch, đề cương gợi ý làm báo cáo giải trình và yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát chuyển báo cáo giải trình, các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho đoàn kiểm tra, giám sát để nghiên cứu, thẩm tra, xác minh hoặc có thể triển khai họp trực tuyến để trao đổi, làm việc với tổ chức đảng, đảng viên là đối tượng được kiểm tra, giám sát và thông qua dự thảo báo cáo, thông báo kết luận kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng (nội dung các văn bản ủy quyền hoặc họp trực tuyến do trưởng đoàn kiểm tra, giám sát xem xét, quyết định).
Văn bản ủy quyền do các đoàn kiểm tra, giám sát soạn thảo, ký và ghi rõ họ tên của trưởng hoặc phó đoàn, đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng hoặc UBKT theo quy định (vào phía trên, góc trái).
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 6 – 2022
Câu hỏi:
Trong quy trình kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra không thực hiện việc báo cáo giải trình, không đến gặp làm việc theo yêu cầu thì Đoàn Kiểm tra cần làm gì?
Câu trả lời:
Khoản 6, Điều 3, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định: Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát:
– Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu.
– Được sử dụng bằng chứng có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát để báo cáo, giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát.
Điểm 4.2, Khoản 4, Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu rõ: “4.2. Trường hợp đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm khi được tổ chức đảng có thẩm quyền mời gặp nhưng không đến mà không có lý do chính đáng thì tổ chức đảng vẫn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo quy định”.
Như vậy, trường hợp đối tượng kiểm tra không thực hiện việc báo cáo giải trình, không đến gặp làm việc theo yêu cầu thì đoàn kiểm tra báo cáo với UBKT về việc đối tượng kiểm tra không thực hiện yêu cầu của Đoàn Kiểm tra và vẫn tiến hành thực hiện quy trình kiểm tra.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2022
Câu hỏi:
Chi bộ Cơ quan T thuộc Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh H tiến hành xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên A (đảng viên A bị kỷ luật về chính quyền bằng hình thức Khiển trách); tổng số đảng viên tham gia bỏ phiếu 23/26 đảng viên chính thức được triệu tập, kết quả bỏ phiếu có 14 phiếu biểu quyết không kỷ luật, 05 phiếu cảnh cáo, 02 phiếu khiển trách và 02 phiếu khai trừ. Do không có đủ số phiếu để quyết định hình thức kỷ luật theo quy định, Chi bộ báo cáo UBKT Đảng ủy Khối.
Có 02 ý kiến cho rằng:
– Ý kiến thứ nhất: Sau khi tiếp nhận báo cáo và hồ sơ của Chi bộ, UBKT Đảng ủy Khối sẽ thành lập Tổ xem xét, thi hành kỷ luật (áp dụng quy trình xem xét, thi hành kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới – ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của UBKT Trung ương).
– Ý kiến thứ hai: Căn cứ điểm 4.7, Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư “Tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên căn cứ nội dung vi phạm để thực hiện quy trình, thủ tục bỏ phiếu và quyết định thi hành kỷ luật mà không phải làm quy trình, thủ tục từ dưới lên”.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Câu trả lời:
Tại Điểm 6.3, Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu rõ: “… trường hợp đã cộng dồn phiếu nhưng vẫn không có đủ số phiếu để quyết định hình thức kỷ luật theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định (kèm theo hồ sơ liên quan đến việc xem xét, quyết định kỷ luật)”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, Đảng viên A đó bị thi hành kỷ luật khiển trách về chính quyền, phải có hình thức kỷ luật Đảng. Chi bộ cơ quan T tiến hành xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên A nhưng khi bỏ phiếu không có đủ số phiếu để quyết định hình thức kỷ luật theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên là UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh H xem xét, quyết định. Sau khi tiếp nhận báo cáo và xem xét hồ sơ của Chi bộ, UBKT Đảng ủy Khối sẽ thành lập Tổ xem xét, thi hành kỷ luật (áp dụng quy trình xem xét, thi hành kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới ban hành kèm theo Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của UBKT Trung ương).
Do vậy, ý kiến thứ nhất là đúng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2022
Câu hỏi:
Đồng chí Nguyễn Văn A, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh B, Bí thư Đảng ủy sở T, bị tố cáo. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh B đã thành lập đoàn kiểm tra giải quyết tố cáo. Khi đang tiến hành thẩm tra, xác minh thì người tố cáo xin rút toàn bộ nội dung đơn tố cáo. Tuy nhiên, sau khi đồng ý cho rút đơn, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối cử cán bộ nắm tình hình, thấy nội dung tố cáo có cơ sở đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, có 02 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh B, Bí thư Đảng ủy sở T là sai vì người tố cáo đã xin rút đơn thì theo Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối không phải giải quyết đơn nữa, nên sự việc dừng ở đây.
Ý kiến thứ 2: Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh B, Bí thư Đảng ủy sở T là đúng. Vì tuy người tố cáo có đơn xin rút, nhưng qua nắm tình hình thấy nội dung đơn tố cáo nêu có cơ sở, có dấu hiệu vi phạm thì cần kiểm tra theo quy định.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Câu trả lời:
Tại Khoản 4, Điều 20, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(4). Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung đơn tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc”.
Điểm 2.7, Khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(2.6). Tổ chức đảng có thẩm quyền chấp nhận cho kết thúc giải quyết một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn tố cáo khi người tố cáo có đơn tự nguyện hoặc trong biên bản làm việc xin rút một phần hay rút toàn bộ nội dung đơn tố cáo”.
“(2.7). Nếu người tố cáo xin rút đơn tố cáo hoặc một số nội dung trong đơn tố cáo, nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo có cơ sở thì thực hiện nắm tình hình để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, mặc dù người tố cáo xin rút đơn và được Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối chấp nhận, cho kết thúc giải quyết tố cáo, nhưng sau khi nắm tình hình, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối xác định nội dung tố cáo có cơ sở thì xem xét, kết hợp với các thông tin khác để quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn A và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Vậy, ý kiến thứ 2 là đúng.
Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 2, 3 – 2022
Câu hỏi:
Đồng chí A là Đảng ủy viên đảng ủy sở X vi phạm nhiệm vụ chuyên môn của Chi bộ giao đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Tuy nhiên, khi xem xét, xử lý kỷ luật có 2 loại ý kiến:
Ý kiến thứ 1: Xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A thuộc thẩm quyền của Đảng ủy, vì đồng chí A là Đảng ủy viên, Chi bộ chỉ xem xét theo quy trình bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật và báo cáo để Đảng ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với đồng chí A.
Ý kiến thứ 2: Đồng chí A là Đảng ủy viên nhưng vi phạm nhiệm vụ chuyên môn của Chi bộ giao nên Chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A theo thẩm quyền được quy định tại Điều 11, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Vậy, ý kiến nào đúng?
Câu trả lời:
Tại Khoản 1, Điều 7, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(1). Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm”.
Tại điểm 1.1, Khoản 1, Điều 11, Quy định này nêu:
“(1.1). Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Sau khi chi bộ quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy quản lý cán bộ…”
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, thì đồng chí A là đảng ủy viên bị phát hiện vi phạm nhiệm vụ chuyên môn của Chi bộ thì Chi bộ ban hành Quyết định, Kế hoạch, tiến hành kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chi bộ phân công. Khi kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, Chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí A bằng hình thức khiển trách là đúng thẩm quyền theo quy định. Sau khi thi hành kỷ luật, Chi bộ phải báo cáo lên Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy nơi đồng chí A là thành viên.
Vậy, ý kiến 2 là đúng.
Câu hỏi:
Đảng viên T bị phát hiện có vi phạm pháp luật (không đến mức phải xử lý hình sự) trước khi được kết nạp vào Đảng. Trong trường hợp này, tổ chức đảng phải xử lý như thế nào? Có phải xem xét xử lý kỷ luật đảng viên T không?
Câu trả lời:
Tại Điểm 2.1, khoản 2, Mục IV, Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu:
“(2.1). Đảng viên mới được phát hiện hoặc bị tố cáo vi phạm trước khi kết nạp vào Đảng hoặc khi cơ quan, tổ chức hợp nhất, sát nhập, chia tách, giải thể thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của Đảng”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên T bị phát hiện có vi phạm pháp luật trước khi được kết nạp vào Đảng thì tổ chức đảng quản lý đảng viên T nắm tình hình, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra và kết luận, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định hoặc kiến nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, ngày 29/11/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm (Lấy đường dẫn từ trang thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong mục: THÔNG BÁO – VĂN BẢN MỚI)
Câu hỏi:
Đồng chí A bị tố cáo, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định và thông báo cho người tố cáo bằng hình thức thích hợp (bằng miệng). Tuy nhiên, người tố cáo cho rằng việc thông báo bằng miệng cho người tố cáo là chỉ “thích hợp đối với tố chức đảng, không thích hợp đối với tôi”, nên không đúng quy định của Đảng.
Vậy, vấn đề này giải thích cho người tố cáo như thế nào cho phù hợp?
Câu trả lời:
Tại Khoản 2, Điều 20, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định:
“… Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, về nguyên tắc thì tổ chức đảng là chủ thể giải quyết tố cáo được chọn hình thức để thông báo cho người tố cáo. Việc người tố cáo không đồng ý và cho rằng hình thức thông báo bằng miệng không thích hợp với họ thì cần giải thích cho người tố cáo biết thông báo kết quả giải quyết tố cáo bằng miệng cũng là hình thức thông báo và người tố cáo có thể ghi lại các nội dung mà họ thấy là cần thiết.
Nguồn tài liệu tham khảo: Trang thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chuyên mục hỏi và đáp.
Câu hỏi:
Đảng viên A vi phạm làm lộ bí mật nhà nước, Chi bộ kỷ luật khiển trách, đảng viên A khiếu nại lên UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Sau khi xem xét, giải quyết UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh kết luận, giữ nguyên hình thức khiển trách đối với đảng viên A và bổ sung thêm nội dung vi phạm ngoài những nội dung vi phạm mà chi bộ đã kết luận (vi phạm cũng có nội dung làm lộ bí mật nhà nước), mặc dù các nội dung được bổ sung này không được chi bộ kiểm tra, xem xét, kết luận và đảng viên A cũng không khiếu nại nội dung đó.
Vậy, UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh kết luận bổ sung thêm nội dung vi phạm đối với đảng viên A như nêu trên có đúng quy định không?
Câu trả lời:
Tại Khoản 1, Điều 24, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định phạm vi giải quyết khiếu nại như sau:
“Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu quá trình giải quyết khiếu nại kỷ luật của đảng viên A, UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh ngoài việc giải quyết nội dung kỷ luật, hình thức kỷ luật… chi bộ đã quyết định mà phát hiện thêm những nội dung khác ngoài những nội dung chi bộ đã xem xét, kết luận thì UBKT Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh xem xét và bổ sung những nội dung vi phạm mới này đưa vào cùng nội dung kết luận giải quyết khiếu nại đối với đảng viên A là đúng quy định.
Nguồn tài liệu tham khảo: Trang thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chuyên mục hỏi và đáp.
Câu hỏi:
UBKT cấp trên có thẩm quyền kiểm tra, xem xét lại các quyết định kỷ luật của cấp ủy cấp dưới đối với đảng viên trong khi đảng viên không có khiếu nại kỷ luật không?
Câu trả lời:
Tiết 3.2.3, Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 8, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định một trong những nội dung kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp là:
“Việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên và việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Xem xét các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng mức…”
Tiết a, Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 8, Quy định số 22-QĐ/TW nêu trên cũng quy định:
“…Uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra lại kết luận, thông báo, quyết định của cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng…”.
Căn cứ quy định nêu trên, mặc dù đảng viên vi phạm bị kỷ luật không khiếu nại, nhưng quá trình kiểm tra tổ chức đảng cấp cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật thì UBKT cấp trên có quyền kiểm tra, xem xét lại các quyết định kỷ luật của cấp ủy cấp dưới đối với đảng viên vi phạm.
Câu hỏi:
Đồng chí A là Chi ủy viên của Chi bộ cơ sở X bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam, trường hợp này tổ chức đảng có phải đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên hay đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của đồng chí A không? Nếu bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng là bao nhiêu ngày?
Câu trả lời:
Khoản 2, Điều 28, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định như sau:
“Đảng viên, cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng; cấp uỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ; cấp ủy viên bị khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy nhưng vẫn được sinh hoạt đảng”.
Tại Khoản 2, Điều 31, Quy định số 22-QĐ/TW nêu trên cũng quy định:
“Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên (kể cả cấp uỷ viên) bị truy tố, bị tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có)”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên A là Chi ủy viên bị Cơ quan điều tra khởi tố thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của đảng viên A. Do đảng viên A không bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền tạm giam, truy tố nên vẫn được sinh hoạt đảng (nếu không bị tổ chức đảng có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng).
Thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của đảng viên được tính theo thời hạn quy định của pháp luật được hiểu là tính theo thời hạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc thời hạn tạm giam quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự.
>> UBKT cấp trên có thẩm quyền kiểm tra, xem xét lại các quyết định kỷ luật của cấp ủy cấp dưới đối với đảng viên vi phạm
Câu hỏi:
Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được tính từ thời điểm nào?
Câu trả lời:
Điểm b, khoản 1, điều 3, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định:
“Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quược quy định tại điểm a khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới”.
Căn cứ quy định trên thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên được tính từ “Thời điểm có hành vi vi phạm”. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật theo quy đinh, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại “Kể từ thời điểm thực hiện hành vi, vi phạm mới”.
Câu hỏi:
Đồng chí A là Bí thư chi bộ thuộc Đảng bộ cơ sở có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức. Ban Thường vụ Đảng ủy cấp trên cơ sở đã quyết định kỷ luật bằng hình thức. Vậy, tổ chức đảng nào là tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại kỷ luật của đảng viên A?
Câu trả lời:
Tại Điểm 7.2, Khoản 7, Điều 39, Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng Quy định: “Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức do cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp thuộc Trung ương trở xuống quyết định”.
Căn cứ quy định trên, trong trường hợp không đồng ý hình thức kỷ luật cách chức của Ban Thường cụ Đảng ủy cấp trên cơ sở thì đảng viên A có quyền khiếu nại, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì đảng viên A tiếp tục khiếu nại lên tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên và Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Tạp chí Kiểm tra
Câu hỏi:
Đảng viên A là Phó Trưởng phòng của một cơ quan cấp tỉnh mạo tên người khắc viết đơn tố cáo đồng chí Bí thư Huyện ủy. Sau khi xác minh, tổ chức đảng có thẩm quyền đã xác định đảng viên A chính là người viết đơn nêu trên. Vậy, theo quy định của Đảng, hành vi của đảng viên A bị kỷ luật bằng hình thức nào?
Câu trả lời:
Điều 5, Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định đảng viên không được: “Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên…”.
Điểm a, Khoản 1, Điều 15, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: “Viết đơn tố cao giấu tên, mạo tên. Cùng người khắc tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo…”.
Trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên A viết đơn tố cáo mạo tên người khác là vi phạm quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.
Tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với đảng viên A để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp theo Điều 15, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2011 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Câu hỏi:
Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ Quận Đ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên A trong việc kê khai lý lịch để kết nạp vào Đảng, phát hiện đồng chí đó kê khai lý lịch không trung thực. Hỏi vấn đề này xem xét, xử lý như thế nào?
Câu trả lời:
Điểm d, Khoản 1, Điều 7, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị quy định: “Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:.. d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên”.
Khoản 2 và Khoản 3, Điều 7, Quy định 102-QĐ/TW cũng xác định, nếu vi phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức; vi phạm rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ Quận Đ căn cứ vào kết quả kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và quy định nêu trên xác định rõ tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân và hậu quả của vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. Sau đó xem xét, đề nghị xử lý về đảng tịch đối với đảng viên vi phạm theo quy định (nếu vi phạm chưa đến mức khai trừ ra khỏi Đảng).
Tạp chí Kiểm tra
Câu hỏi:
Đảng viên A có vợ sinh con thứ 3 và có giấy xác nhận thuộc trường hợp không xem xét, xử lý kỷ luật theo Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW, ngày 22/3/2018 Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tuy nhiên, qua thảo luận ở Chi bộ, nhiều ý cho rằng đồng chí A không trung thực trong việc xác nhận (lợi dụng quen biết để xin giấy xác nhận hoặc sử dụng giấy xác nhận giả) để được miễn hình thức kỷ luật. Hỏi vấn đề trên xử lý như thế nào?
Câu trả lời:
Trường hợp này, nếu có sự nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của vụ việc, Chi bộ lập Tổ kiểm tra, tiến hành thẩm tra, xác minh, xem xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền.
Tạp chí Kiểm tra
Câu hỏi:
Đồng chí A có đơn tố cáo đồng chí B là lãnh đạo cơ quan; qua giải quyết tố cáo UBKT nhận thấy bản thân đồng chí A cũng có vi phạm cùng với đồng chí B. Biết được việc này, nên khi đoàn kiểm tra đang thẩm tra, xác minh; đồng chí A đã rút đơn tố cáo. Vậy, trường hợp trên xử lý như thế nào?
Câu trả lời:
Tại Tiết 5.1.1, Điểm 5.1, Khoản 5, Điều 32, Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW, ngày 21/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định như sau:
“…Trường hợp người tố cáo xin rút đơn tố cáo, song nếu thấy nội dung tố cáo có căn cứ, cơ sở thì tổ chức đảng nghiên cứu, xem xét kết hợp với nguồn thông tin khác để phục vụ cho công tác kiểm tra”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp câu hỏi nêu, đoàn kiểm tra sau khi lập biên bản về việc người tố cáo rút đơn tố cáo, cần báo cáo với thường trực ủy ban kiểm tra để xem xét, quyết định cho kết thúc việc giải quyết tố cáo và chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với cả đảng viên A và đảng viên B để xem xét, xử lý theo quy định.
Tạp chí Kiểm tra
Câu hỏi:
Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ Quận Đ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên A trong việc kê khai lý lịch để kết nạp vào Đảng, phát hiện đồng chí đó kê khai lý lịch không trung thực. Hỏi vấn đề này xem xét, xử lý như thế nào?
Câu trả lời:
Điểm d, Khoản 1, Điều 7, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị quy định: “Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:.. d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên”.
Khoản 2 và Khoản 3, Điều 7, Quy định 102-QĐ/TW cũng xác định, nếu vi phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức; vi phạm rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ Quận Đ căn cứ vào kết quả kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và quy định nêu trên xác định rõ tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân và hậu quả của vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. Sau đó xem xét, đề nghị xử lý về đảng tịch đối với đảng viên vi phạm theo quy định (nếu vi phạm chưa đến mức khai trừ ra khỏi Đảng).
Tạp chí Kiểm tra