Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội ở giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Với sự phát triển của công nghệ, hình thức hướng dẫn tham quan, giới thiệu các sưu tập hiện vật trực tuyến hay trưng bày ảo … ngày càng phong phú, đa dạng. Xu hướng chuyển đổi số là tất yếu trong hoạt động bảo tồn, bảo tàng.
Từ những định hướng, chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 52-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTG ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 định hướng đến 2030” Quyết định số 3611 năm 2021 phê duyệt chương trình chuyển đổi số của Bộ VHTTDL đến năm 2025, định hướng đến 2030 đặt mục tiêu thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa hướng đến phát triển kinh tế số do Bộ VHTTDL quản lý gồm: di sản văn hóa, bản quyền tác giả… Được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban, sở, ngành, địa phương và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của tỉnh đều đã có những bước chuyển mình để thích ứng, bắt kịp xu hướng số hóa trong giai đoạn hiện nay. Chi bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch tham mưu với ngành VHTTDL về công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo tàng. Đặc biệt trong giai đoạn khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn quốc nói chung, của tỉnh Yên Bái nói giêng, đã gây không ít khó khăn cho mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội… Lĩnh vực di sản văn hóa có thời gian “đóng băng”. Nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, chi bộ đã kịp thời thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại vào việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp với Trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông của Trường Đại học Thái Nguyên thực hiện chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR) Chạy trên trang thông tin điện tử http://baotangyenbai.vn; trên Fapage Bảo tàng tỉnh Yên Bái, để phục vụ nhu cầu tham quan từ xa và bảo tồn, lưu giữ hiện vật ở dạng số hóa… Việc đưa ứng dụng công nghệ số để thiết kế nội dung chương trình như sử dụng hình ảnh 3D, video, âm nhạc, trưng bày ảo… đã làm cho những chương trình tham quan trực tuyến trở nên hấp dẫn, sinh động hơn rất nhiều. Nhận thức rõ những lợi ích của công cuộc chuyển đổi số có thể mang lại cho cuộc sống và công việc nhất là đối tượng các em học sinh, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chương trình lớp học không biên giới trên nền tảng 4.0 với khối học sinh lớp cấp I; Cấp II; Cấp III của các trường trong toàn tỉnh với các nội dung tìm hiểu về địa lý tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, di tích danh thắng và phong tục tập quán… Công tác chuyển đổi số trong việc dạy học lịch sử địa phương tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái sẽ góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của lịch sử văn hóa con người Yên Bái. Thông qua việc từng bước tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động, Bảo tàng tỉnh Yên Bái mong muốn đưa Bảo tàng đến rộng rãi công chúng hơn đồng thời đa dạng hóa hoạt động, phát huy được những giá trị di sản hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng thu hút khách tham quan phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như xu thế phát triển công nghệ hiện nay.
Dưới sự chỉ quan tập chỉ đạo của Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chi bộ Bảo tàng tỉnh đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ về công tác chuyển đổi số như. sử dụng phần mềm trong công tác quản lý hành chính, kế toán; thực hiện các giao dịch bằng hóa đơn điện tử, chữ ký số; thực hiện giao nhận văn bản bằng hệ điều hành và các ứng dụng của công nghệ thông tin; việc chi trả lương, thực hiện chế độ chính sách, thanh toán các hóa đơn bằng hình thức thẻ điện tử ngân hàng, được đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện ngay từ khi có thẻ điện tử, vận động cá nhân viên chức của đơn vị cũng như gia đình, thường xuyên ứng dụng trong công việc và cuộc sống sinh hoạt thường nhật… tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi số do tỉnh và ngành VHTTDL tổ chức, thường xuyên tuyên truyền công tác chuyển đổi số trong đơn vị đến toàn thể viên chức, đảng viên và người lao động trong đơn vị… Về công tác xây dựng đảng, sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt thường kỳ và sinh hoạt chuyên đề chi bộ đã áp dụng chuyển đổi số ngay sau khi được tập huấn của đảng ủy cấp trên tổ chức, tham gia các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật, chỉ thị, nghị quyết do Đảng ủy cấp trên tổ chức bằng hình thức trực tuyến được đông đảo đảng viên của chi bộ hưởng ứng, tham gia một cách nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả. Việc cài đặt sổ tay đảng viên và tổ chức sinh hoạt chi bộ trên nền tảng sổ tay đảng viên được thực hiện một cách kịp thời và nghiêm túc. Thông qua sổ tay điện tử, đảng viên của chi bộ được tiếp cận nhiều với các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cũng như các thông tin hữu ích khác về công tác đảng trong giai đoạn hiện nay. Điều này đã thực sự giúp cho các buổi sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề của chi bộ được tổ chức một cách đa dạng, sôi nổi, chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện tốt hơn nữa về công tác chuyển đổi số trong sinh hoạt chi bộ thường kỳ và nội dung chuyên đề đã triển khai, cũng như chuyển đổi số các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR). Trong thời gian tới Chi bộ Bảo tàng tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đảng viên trong chi bộ. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của tổ chức đoàn thể trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống và thực thi nhiệm vụ của đảng viên, viên chức và người lao động trong đơn vị. Tiếp tục chuyển đổi số các hiện vật, đây sẽ là cầu nối đưa các di sản đang được trưng bày tại bảo tàng Yên Bái đến gần hơn với công chúng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế – xã hội./.
Một số hình ảnh về Bảo tàng ảo…
Hứa Xuân Thắng, Phó Bí thư chi Bộ Bảo tàng – Đảng bộ Sở Văn hoá TT&DL tỉnh